Nguồn gốc " Tết Trung Thu"
Tết trung thu là ngày lễ truyền thống của Trung Quốc vào ngày rằm tháng tám âm lịch hằng năm. Theo lịch âm của Trung Quốc “trung thu” có nghĩa là trong tháng thứ 2 của mùa thu. Từ đó người trung cổ gọi tắt là trung thu, dân gian hiện nay gọi là tết trung thu. Và vì vào ngày này mặt trăng rất tròn và lớn tượng trưng cho cuộc hội ngộ nên còn được gọi là lễ hội trung thu.
Để chào mừng lễ trung thu từ lâu người xưa làm một loại bánh đặc trưng thể hiện sự hội ngộ đoàn tụ đong đầy tình cảm, tình thân trong gia đình, đó là chiếc bánh trung thu. Cứ đến lễ là nhà nhà đều phải có một vài chiếc trong nhà để anh em cha mẹ xum vầy bên bàn trà nóng cùng những chiếc bánh nướng cùng nhau ngắm trăng và trò chuyện. Một đêm thật ấm áp giữa mùa thu. Cùng với đó là các đồ chơi cho trẻ em được người thân mua, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân,... rồi bánh nướng, bánh dẻo để đến thời điểm trăng lên cao trẻ em sẽ vừa múa hát dưới ánh trăng tròn đêm thu.
( Tết trung thu Đường Minh Hoàng ) |
Lịch sử văn hóa Trung Quốc ghi chép về nguồn gốc tết trung thu rằng, vào đêm trăng rằm tháng tám, vua Đường Minh Hoàng khi cùng các quan ngắm trăng, vua Đường ước ao được một lần lên cung trăng du ngoạn cho biết. Pháp sư Diệu Pháp Thiên tâu vua xin làm phép để được đưa vua Đường lên cung trăng. Lên tới cung trăng, vua được chúa tiên tiếp đón, bày tiệc và cho các tiên nữ xinh đẹp múa hát vũ điệu Khúc Nghê Thường Vũ Y rất linh đình, Vua đường rất thích thú với vũ điệu, nên khi về trần gian vua đường cho các nữ công nhảy múa như điệu múa đó nhưng biến tấu lại thành Nghê Thường Vũ Y Khúc. Về sau các quan cũng bắt chước vua mang điệu múa hát về các phiên trấn xa xôi nơi họ cai trị rồi dần dần phổ biến khắp dân gian. Tục ngắm trăng, xem ca múa sau biến thành thú vui chơi đêm rằm Trung Thu .
Thời gian sau này tết trung thu lan rộng khắp các nước láng giềng. Trong đó có Việt Nam nhưng không ghi rõ dân ta bắt đầu vào thời gian nào. Chỉ biết rằng tổ tiên chúng ta đã theo tục này từ hàng mấy trăm năm trước. Cứ đến đầu tháng 8 là mọi nơi trên cả nước bắt đầu trưng bày các loại đèn, bánh nướng, đầu lân, mặt ông địa,…. Bày bán khắp chợ, đường phố để đón trung thu.
Thời gian sau này tết trung thu lan rộng khắp các nước láng giềng. Trong đó có Việt Nam nhưng không ghi rõ dân ta bắt đầu vào thời gian nào. Chỉ biết rằng tổ tiên chúng ta đã theo tục này từ hàng mấy trăm năm trước. Cứ đến đầu tháng 8 là mọi nơi trên cả nước bắt đầu trưng bày các loại đèn, bánh nướng, đầu lân, mặt ông địa,…. Bày bán khắp chợ, đường phố để đón trung thu.
Có thể nói “Tết Trung Thu là ngày gia đình đoàn tụ”
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét